I. Lịch sử phát triển và Định nghĩa
1. Lịch sử phát triển
Đồ thị RRG được tạo ra và phát triển bởi Julius de Kapenaer, hiện đang là Giám đốc Nghiên cứu RRG. Vào năm 2004, trong thời gian làm vị trí Nhà phân tích bên bán cho một Ngân hang ở Amsterdam, ông đã gặp phải 2 vấn đề khi nghiên cứu Phân tích kỹ thuật và định lượng. Thứ nhất, Các Khách hàng tổ chức quan tâm nhiều hơn đến các khuyến nghị cụ thể cũng như việc phân bố danh mục cụ thể đối với từng cổ phiếu. Thứ hai, đa phần các nhà đầu tư đều bị quá tải khi phải tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ, họ cần một công cụ có thể giúp họ xác định được đâu là “những cổ phiếu dẫn dắt” và đâu là “những cổ phiếu đang tụt hậu” và thậm chí là “những cổ phiếu tụt hậu” nhưng có tiềm năng.
Vậy nên Julius đã tạo ra Đồ thị RRG để giải quyết 2 vấn đề nói trên với 4 vùng được mã hóa bằng 4 màu sắc khác nhau, bảng thông kê và có cả tính năng hoạt ảnh. Từ đây các Nhà đầu tư có thể theo dõi tổng thể bức tranh lớn của Thị trường một cách dễ dàng.
2. Định nghĩa
Đồ thị RRG là một công cụ trực quan hóa để phân tích Chỉ số sức mạnh tương đối (RS – Relative Strength). Với cơ chế luân chuyển dòng tiền theo chu kỳ, Đồ thị RRG giúp Nhà đầu tư tìm thấy được những Nhóm ngành cũng như những Cổ phiếu đang mạnh nhất thị trường và sẽ mạnh lên trong thời gian sắp tới.
II. Nguyên tắc hoạt động và hướng dẫn sử dụng Đồ thị RRG
Nhìn chung, dòng tiền sẽ vận động theo chu kỳ gồm 4 giai đoạn:
– Improving: Cải thiện
– Leading: Dẫn dắt
– Weakening: Suy yếu
– Lagging: Tụt hậu
Đồ thị RRG sẽ thể hiện 4 giai đoạn này thông qua 4 góc phần tư khác màu. Xung quang là gốc tọa độ RS = 100 (trục hoành); RM = 100 (trục tung).
*RS – Relative Strength: Chỉ số sức mạnh tương đối giúp xác định xu hướng và đo lường sức mạnh của xu hướng đó.
*RM – Relative Strength Momentum: Giúp đo lường động lượng (tỷ lệ thay đổi) của RS. Vì là quán tính nên RM sẽ luôn đi trước RS, có thể sử dụng để dự đoán sự đảo chiều của RS.
(1) Improving: Cải thiện – Bắt đầu xuất hiện những cơ hội đầu tư
RS < 100; RM > 100: Sức mạnh tương đối của cổ phiếu còn tương đối yếu nhưng lực quán tính đang mạnh lên
=> Cổ phiếu chưa xuất hiện nhiều thông tin tốt nhưng được định giá hấp dẫn và nhận một lượng lớn dòng tiền đổ vào.
(2) Leading: Dẫn dắt – Cổ phiếu “nóng” được săn đón trên Thị trường
RS > 100; RM > 100: Sức mạnh tương đối và lực quán tính đều đang mạnh
=> Dòng tiền đổ vào lớn, nhiều thông tin tích cực của cổ phiếu được đưa ra. Số lượng giao dịch và giá của cổ phiếu tăng mạnh
(3) Weakening: Suy yếu – Hạ nhiệt và sự rút lui của dòng tiền
RS > 100; RM < 100: Sức mạnh tương đối vẫn mạnh nhưng lực quán tính đã bắt đầu suy yếu
=> Thông tin tích cực đã được phản ánh qua giá, giá tại thời điểm này có phần cao hơn nhiều so với giá chung của thị trường. Các “cá mập” bắt đầu rút tiền về, để lại nỗi lo tâm lý cho các nhà đầu cá nhân FOMO đang dần tăng cao.
(4) Lagging: Tụt hậu
RS < 100; RM < 100: Sức mạnh tương đối và động lượng đều đang suy yếu
=> Điều chỉnh giá mạnh, cổ phiếu không còn nhiều động lực tăng giá. Thông tin tiêu cực về doanh nghiệp cũng xuất hiện nhiều hơn. Dòng tiền FOMO giảm đáng kể.
=========================================================
Việc sử dụng Đồ thị RRG sẽ giúp NĐT chọn lọc được Danh sách những cổ phiếu có dòng tiền mạnh và xu hướng tăng tốt nhất so với Ngành và so với Thị trường. (Hình ảnh minh họa)
Ví dụ 1: Hình ảnh những cổ phiếu mạnh khi vào vùng Leading và 98 leading ngày 04/01/2022
Ví dụ 2: Hình ảnh những cổ phiếu mạnh khi vào vùng Leading và 98 leading ngày 11/02/2022
III. Xác định thời điểm Mua – Bán [Yếu tố quan trọng nhất]
“Trong thế giới Y khoa, ngoài những Kiến thức chuyên môn về Y học thì các Bác sĩ phải sử dụng những hình ảnh như “X Quang”, “Chụp cắt lớp MRI”, “Sóng điện tim” v..v.. thì mới có thể chẩn đoán chính xác những căn bệnh của bệnh nhân. Tương tự với điều này, ở trong lĩnh vực chứng khoán cũng vậy. Để Nhà đầu tư giao dịch thành công hơn, ngoài việc phân tích yếu tố cơ bản của cổ phiếu thì việc kết hợp phân tích đồ thị (Phân tích kỹ thuật) để xác định chính xác thời điểm Mua – Bán là vô cùng quan trọng.
(Trích “How to make money in Stock – William O’Neil)
=========================================================
Giống với hệ thống Follow Trend, hệ thống Canslim hay bất cứ hệ thống nào thì đều cần chú trọng vào việc xác định thời điểm Mua – Bán.
(1) MUA
Không nằm ngoài quy tắc đó, hệ thống RRG xác định thời điểm MUA của cổ phiếu dựa trên nguyên lý của các mẫu hình cơ bản như “Vai đầu vai nghịch”; mẫu hình “Tam giác” và những một số mẫu hình nâng cao khác…(Hình ảnh minh họa)
Ví dụ 1: Cổ phiếu BID cho tín hiệu mua ngày 04/01/2022. Đạt lợi nhuận mục tiêu 18.6%
Ví dụ 2: Cổ phiếu HAX cho tín hiệu mua ngày 10/02/2022. Đạt lợi nhuận mục tiêu 19.3%
=========================================================
Do Hệ thống RRG vừa được Em phát triển nên chưa có dữ liệu trading thực tế như 2 hệ thống Follow Trend hay Canslim. Tuy nhiên, Em đã có back test lại từ thời điểm tháng 01/2022 và gửi đến NĐT những dữ liệu như sau:
Xác suất Đúng (%win rate) của hệ thống RRG là 65%. Trung bình 1 deal đúng lãi khoảng 12% – 15%. Ngược lại trung bình 1 deal thua sẽ lỗ khoảng từ 3% – 7%.
Với hàm số học có kết quả Lợi nhuận dương + kết hợp với việc kỷ luật trong quá trình giao dịch thì em tin rằng hệ thống RRG sẽ giúp NĐT đạt được lợi nhuận một cách ổn định và bền vững.
(2) BÁN
Em xây dựng nguyên tắc quản trị rủi ro của hệ thống RRG giống với hệ thống Follow Trend:
(i) Giá của cổ phiếu cắt xuống đường Trailing stop loss được Em code theo công thức riêng (NĐT tham khảo đường MA20 ngày vận động khá cùng pha với đường Tralling stop loss của Em)
(ii) Cổ phiếu giảm từ vùng giá mua xuống -7%.
=========================================================
Theo William O’Neil một trong trong những sai lầm nghiêm trọng, được ông xếp vị trí số 1 trong bảng những sai lầm mà đa số các nhà đầu tư thường mắc phải đó là: “Cố chấp giữ những cổ phiếu đang thua lỗ”.
Thật ra việc những NĐT mắc phải sai lầm như vậy là hết sức bình thường bởi vì chúng ta là con người. Mà đã là con người thì để những yếu tố như “tình cảm”, “cảm xúc”, “hi vọng”… chi phối là điều không thể tránh khỏi.
Vì vậy, đối với bất cứ Phương pháp nào thì NĐT cần hiểu được rằng trong giao dịch chứng khoán thắng thua chỉ là chuyện bình thường, hay nói một các Toán học hơn thì đó chỉ vấn đề về “Xác suất”. Để minh chứng cho điều này em xin đưa ra 2 hình ảnh về: Mark Minervini ( Nhà vô địch của cuộc thi đầu tư Hoa Kỳ năm 2000 – Ông là NĐT theo trường phái giao dịch lướt sóng và ngài Charlie Munger (Phó chủ tịch của Berkshire Hathaway – Ông là NĐT theo trường giá trị mua – nắm giữ). Đây là 2 Nhà đầu tư đã đạt được những Tỷ suất sinh lợi xuât sắc, cũng như rất thành công trong thị trường chứng khoán nhưng có thể thấy: Theo thống kê, thì Mark Minervini – tỷ lệ chiến thắng là 40% và ngài Charlie Munger – tỷ lệ chiến thắng là 60%.
Vậy câu hỏi được đặt ra là điều gì đã làm nên thành công của 2 nhà đầu tư này?
IV. Khẩu vị giao dịch và ưu điểm của Hệ thống RRG
1. Khẩu vị giao dịch
Hệ thống RRG được Em mua lại Code của tổ chức đầu tư Optuma. Sau đó cải tiến và phát triển phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhằm mục đích sử dụng để tư vấn nhóm NĐT có khẩu vị trading – lướt sóng. Thông số trung bình như sau:
(i) Trung bình sẽ có 2-3 cơ hội (Deal) /tuần.
(i) 1 deal sẽ nắm giữ trong thời gian từ 2-3 tuần để đạt Target.
(iii) % win rate là 65%
(iiii) 1 deal win sẽ lãi trung bình khoảng 12% – 15%. 1 deal loss sẽ lỗ khoảng từ 3% – 7%.
2. Ưu điểm của hệ thống RRG
(i) Khi giao dịch có phương pháp rõ ràng thì NĐT sẽ rất tự tin và giảm bớt lo âu, căng thẳng cho mình
(ii) Giúp NĐT kỷ luật hơn trong quá trình giao dịch
(iii) Hệ thống Robot tự động sẽ không bị bỏ lỡ mất cơ hội , cũng như không bỏ lỡ thời điểm Mua – Bán
(iiii) NĐT có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc khác hoặc dành thời gian cho gia đình
(iiiii) Quan trọng nhất, giúp NĐT đạt được mục tiêu tài chính của mình
============================================================================
Em xin gửi lời cám ơn chân thành các quý NĐT đã dành thời gian quý báu để đọc hết bài viết. Hi vọng bài viết mang lại những giá trị nhất định và có thể giúp ích cho việc đầu tư của NĐT trên thị trường chứng khoán.
============================================================================
Do Hoang Quan (Mr.)
Broker
SSI – Nguyen Huu Canh
SSI – Securities Services – Retail Brokerage
Floor 5-6, 11 Road D2, Saigon Pearl, 92 Nguyen Huu Canh Str, Ward 22, Binh Thanh Dist, HCMC, Vietnam
M: 090 131 2279 | T: 028 38245079 Ext 261 | E: quandh1@ssi.com.vn | W: www.ssi.com.vn