I. Cập nhật vĩ mô Q1/2024 – Tín hiệu tích cực từ Sản xuất và Xuất nhập khẩu
Tổng cục Thống kê đã công bố tình hình kinh tế xã hội Quý 1/2024, với một số điểm nổi bật như sau:
▪ Tăng trưởng GDP trong Quý 1 đạt 5,66% svck, cao hơn một chút so với kịch bản tăng trưởng của Chính phủ (5,2% – 5,6%). Sản xuất và xuất khẩu phục hồi tích cực và tiêu dùng vẫn khá yếu, cho thấy xu hướng phục hồi luân phiên (rolling recovery).
▪ Sản xuất và thương mại (xuất nhập khẩu) cho thấy sự hồi phục tốt, khi chỉ số sản xuất công nghiệp Quý 1 tăng 5,9% hay xuất khẩu tăng 17% svck. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trong ngành chế biến chế tạo trong tháng 3 chững lại và điều này cần phải được quan sát thêm khi dữ liệu thực tế từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải Quan công bố trong tháng sau.
▪ Tiêu dùng vẫn chưa có sự phục hồi rõ nét (tăng trưởng bán lẻ thực tăng 5,1% svck, so với mức 10,1% trong năm 2023). Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã cao hơn 3,2% thời điểm trước Covid (2019), tuy nhiên doanh thu từ du lịch lữ hành chưa đạt như kỳ vọng.
▪ Về đầu tư, giải ngân đầu tư công đạt 13,3% kế hoạch Thủ tướng, tăng gần 23% svck. Vốn đầu tư thực hiện từ khu vực nhà nước và tư nhân lần lượt chỉ tăng 4,9% và 4,2% svck và điều này lý giải vì sao mức đóng góp từ đầu tư vào tăng trưởng GDP trong Quý 1 chưa bứt phá.
▪ Lạm phát hạ nhiệt trong tháng 3, chủ yếu nhờ yếu tố mùa vụ (giá cả hàng hóa thiết yếu giảm sau dịp Tết Nguyên Đán). Lạm phát bình quân trong Quý 1 đạt 3,8% svck, vẫn nằm trong mục tiêu của Chính phủ và giúp NHNN có thêm dư địa điều hành chính sách tiền tệ nới lỏng.
▪ Tín dụng quay về vùng tăng trưởng (+0,26% so với cuối năm 2023) trong khi huy động vốn có mức tăng trưởng âm (-0,76%). Mặt bằng lãi suất thấp khiến cho nhu cầu gửi tiền huy động chững lại trong khi tín dụng thường có xu hướng mùa vụ tăng mạnh về cuối quý.
II. Tóm tắt diễn biến thị trường
1. Diễn biến thị trường
▪ Thị trường chứng khoán tuần 25/03 – 29/03/2024, TTCK Việt Nam có tuần giao dịch cân bằng. VNIndex giữ vững trạng thái tích cực sau tuần rung lắc mạnh với 3/5 phiên tăng điểm. Chỉ số khép lại tuần qua sát ngưỡng 1.284 điểm, nhích nhẹ 2,3 điểm (+0,18%) so với tuần trước.
▪ Dòng tiền chọn lọc rõ nét hơn khi độ rộng sàn HOSE tiếp tục thu hẹp còn 207 mã tăng và 173 mã giảm.
2. Diễn biến dòng tiền
Nhịp độ giao dịch chậm lại sau tuần bùng nổ. GTGD trung bình tuần đạt 27,4 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm 18,6% so với tuần trước.
Thanh khoản giảm đều ở tất cả các nhóm vốn hóa, trong đó GTGD nhóm VN30 giảm -15,9%, nhóm VN70 giảm -25,5%, và nhóm VNSML -15,1% so với tuần trước.
(1) Dòng tiền theo nhóm ngành
✓ Trong các nhóm trụ cột, Thực phẩm & đồ uống là nhóm duy nhất ghi nhận thanh khoản tăng +22%, chủ yếu nhờ giao dịch thỏa thuận ở MSN.
✓ Ngược lại, các nhóm Bất động sản, Ngân hàng, Xây dựng, Tài nguyên và Hóa chất đều có mức giảm trên 20%.
✓ VND, MSN, NVL, STB, TCB, VPB, PVS, HCM và VSC là số ít điểm sáng thanh khoản trong tuần này.
(2) Dòng tiền theo phân loại NĐT
Khối ngoại tiếp tục gia tăng lực bán, đánh dấu 14 phiên bán ròng liên tiếp. Tổng GT bán ròng tăng lên 4,56 nghìn tỷ trong tuần này, nâng GT bán ròng từ đầu năm lên 11,5 nghìn tỷ đồng.
Nhóm quỹ ETF duy trì trạng thái rút ròng trong tuần qua, nhưng có phần thu hẹp so với tuần trước, với giá trị -1,08 nghìn tỷ, nâng tổng GT rút ròng từ đầu năm lên 7,5 nghìn tỷ đồng.
Bảng: Dòng tiền theo nhóm NĐT tuần
III. Nhận định thị trường
Nhận định
Như đã nhận định trong bản tin lần trước, VnIndex hiện đang vận động trong sóng tăng D-E và đây cũng chính là nhịp tăng cuối cùng của sóng 3 theo lý thuyết Elliott.
Với kinh nghiệm, Em xin nhận định về tính chất của nhịp tăng cuối này:
(1) Sóng tăng cuối là sóng tăng nhờ tâm lý hưng phấn do đó Vnindex rất khó xác đinh, có thể là 1300, 1320, thậm chí là vùng 1350 điểm.
(2) Trong nhịp cuối này, cả thị trường sẽ đều tăng, hầu hết các cổ phiếu yếu hoặc chưa tăng từ đầu sóng (có cả nhóm penny) đều sẽ tăng được từ 5% – 7%.
(3) Các thông tin vĩ mô tích cực hay KQKD đã phản ánh hết vào giá cổ phiếu. Do đó, về cơ bản đã không còn điểm mua cho khẩu vị nắm giữ từ 2- 3 tháng. Nếu Mua thì chỉ là điểm MUa Trading lướt sóng trong thời gian ngắn.
Khuyến nghị
Với quan điểm trên, Em khuyến nghị nhịp tăng này sẽ còn tiếp diễn, Vnindex tiềm năng vẫn sẽ đạt > 1300 điểm. Đây cũng thời điểm phù hợp để Chốt lãi hạ tỷ trọng. Để gia tăng hiệu quả, NĐT có thể bán thành từng phần trong những phiên thị trường tăng hưng phấn. Hạ tỷ trọng danh mục về tỷ lệ cân bằng 70% cổ phiếu : 30% tiền mặt.
Danh mục cổ phiếu khuyến nghị NĐT tham khảo Danh mục “Canslim”, “Follow Trend”
IV. Lịch sự kiện
V. Khuyến nghị của Hoàng Quân
1. Hệ thống Follow Trend
Khuyến nghị Chốt từng phần đối với các mã đạt target trung hạn: DGC, SZC, TCB, FPT
Nắm giữ tiếp tục đối với các mã còn nhiều dư địa tăng: HPG, STB, PTB
2. Hệ thống CANSLIM
Cập Danh mục Canslim quý I/2024:
==============================================
Do Hoang Quan (Mr.)
Manager
SSI – Nguyen Huu Canh
SSI – Securities Services – Retail Brokerage
Shop House 06 – 07, Park 2, Vinhomes Central Park, 208 Nguyen Huu Canh Str, Ward 22, Binh Thanh Dist, HCMC, Vietnam
M: 090 131 2279 | T: 028 38245079 Ext 261 | E: quandh1@ssi.com.vn | W: www.ssi.com.vn