Tuần giao dịch ngày 09/09 – 13/09/2024, thị trường giao dịch trầm lắng với thanh khoản trung bình chỉ 13,8 nghìn tỷ/phiên, giảm -21% so với tuần trước và là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023.
Trước tình hình thanh khoản thấp, việc nhiều nhà đầu tư lo lắng về rủi ro là một phản ứng tâm lý hoàn toàn hợp lý. Khi thanh khoản giảm xuống dưới mức 10 nghìn tỷ, rõ ràng phải có những yếu tố rủi ro đang tồn tại. Tuy nhiên, theo triết lý đầu tư giá trị – “mua thấp, bán cao” mới giúp NĐT có thể thu được lợi nhuận. Và chính những thời điểm thanh khoản thị trường thấp mới mở ra cơ hội mua hợp lý, chờ đợi thị trường phục hồi và tăng giá.
Đây cũng chính là vấn đề mà nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất tuần vừa qua. Trong bài viết này, Em sẽ phân tích và chia sẻ quan điểm cá nhân về câu hỏi: “Thanh khoản thấp – Rủi ro hay cơ hội?”
==============================
Bản tin hôm gồm 2 phần:
1. Thanh khoản thấp – Cơ hội hay Rủi ro?
2. Đánh giá về việc FED hạ lãi suất và nền kinh tế Mỹ liệu có suy thoái
==============================
I. THANH KHOẢN THẤP – CƠ HỘI HAY RỦI RO?
Để trả lời cho câu hỏi trên, Em xin tổng hợp những nhận định và đánh giá từ các nhà đầu tư huyền thoại, nhằm hiểu rõ hơn quan điểm của họ khi đối mặt với tình huống thị trường chứng khoán có thanh khoản thấp.
1. Warren Buffett trong The Essays of Warren Buffett khuyên rằng khi thị trường trở nên kém thanh khoản, thay vì lo lắng, nhà đầu tư dài hạn nên tập trung vào giá trị nội tại của doanh nghiệp. Thanh khoản thấp có thể tạo ra cơ hội mua vào khi các cổ phiếu bị định giá thấp hơn so với giá trị thực của chúng. Ông luôn nhấn mạnh đầu tư giá trị, không bị cuốn theo đám đông khi thị trường hoảng loạn.
2. Benjamin Graham, trong The Intelligent Investor, đã nói về việc thanh khoản thấp có thể làm tăng rủi ro biến động giá trong ngắn hạn, nhưng đối với những nhà đầu tư giá trị, đó là cơ hội để mua các cổ phiếu bị định giá thấp. Ông khuyên rằng đừng bán tháo chỉ vì thị trường thiếu thanh khoản, thay vào đó nên tập trung vào triển vọng dài hạn của cổ phiếu.
3. Jesse Livermore, trong Reminiscences of a Stock Operator, chia sẻ rằng thanh khoản thấp có thể là dấu hiệu của một đợt điều chỉnh hoặc bán tháo lớn. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng các nhà đầu tư có thể tận dụng thanh khoản thấp để “mua ở đáy” nếu biết phân tích tâm lý thị trường và nắm bắt thời điểm phù hợp.
4. Philip Fisher – Trong cuốn Common Stocks and Uncommon Profits, Fisher nhấn mạnh rằng việc hiểu rõ doanh nghiệp và đánh giá quản lý là rất quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư, ngay cả khi thanh khoản thấp. Ông cho rằng việc đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ là cách tiếp cận đúng đắn bất kể điều kiện thị trường.
5. Peter Lynch – Tác giả của One Up on Wall Street, Lynch nổi tiếng với triết lý đầu tư vào các công ty mà bạn hiểu rõ. Trong điều kiện thanh khoản thấp, Lynch khuyến khích nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của các công ty tốt, với chiến lược “mua và giữ”. Ông nhấn mạnh rằng thanh khoản không quan trọng bằng giá trị dài hạn của công ty.
6. Mark Minervini – Trong Trade Like A Stock Market Wizard, Minervini khuyến nghị chỉ nên giao dịch cổ phiếu có tính thanh khoản cao và khối lượng lớn. Mặc dù ông ưu tiên các cổ phiếu có thanh khoản cao cho giao dịch ngắn hạn, ông cũng nhấn mạnh rằng trong điều kiện thanh khoản thấp, việc sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự là cần thiết.
7. Stan Weinstein – Trong Secrets for Profiting in Bull and Bear Markets, Weinstein đưa ra chiến lược cho cả thị trường tăng và giảm, bao gồm cả việc tận dụng thanh khoản thấp trong các giai đoạn điều chỉnh của thị trường. Ông khuyến nghị việc quan sát sự kết hợp giữa khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu để xác định cơ hội mua vào trong các điều kiện thanh khoản thấp.
8. Jack D. Schwager – Cuốn Market Wizards của Schwager là tập hợp các cuộc phỏng vấn với những nhà giao dịch hàng đầu, trong đó họ nhấn mạnh vai trò của thanh khoản trong việc ra quyết định mua bán. Nhiều nhà giao dịch được phỏng vấn khuyên nên thận trọng với thanh khoản thấp do biến động giá cao, nhưng cũng cho rằng đây là cơ hội tốt để mua vào nếu có sự phân tích kỹ lưỡng.
Kết luận
Qua những nghiên cứu và chia sẻ từ thì nhìn chung các Guru huyền thoại đều có quan điểm rằng thanh khoản thấp không phải lúc nào cũng là tín hiệu bán tháo, mà ngược lại lại là cơ hội tốt để mua vào các cổ phiếu có giá trị lâu dài với mức giá hấp dẫn.
Tuy nhiên quan trọng nhất, các Guru huyền thoại cũng nhấn mạnh rằng để đạt được lợi nhuận thì NĐT cần tập trung vào giá trị dài hạn và hiểu rõ bản chất của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự kiên nhẫn và việc không bị cuốn vào tâm lý thị trường ngắn hạn là yếu tố then chốt giúp NĐT thành công trong thời điểm này.
II. ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC FED HẠ LÃI SUẤT VÀ NỀN KINH TẾ MỸ CÓ SUY THOÁI
Thanh khoản thị trường hiện đang ở mức thấp thể hiện: (1) Phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong nước và (2) Do áp lực bán ròng từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do NĐT lo ngại lớn đến từ việc Fed dự kiến cắt giảm lãi suất, sau thời gian dài duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Theo thống kê trong quá khứ, mỗi lần FED hạ lãi suất thì khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với kịch bản: (1) “Hạ cánh cứng – Có thể dẫn đến suy thoái” hay (2) “Hạ cánh mềm – Giúp nền kinh tế ổn định hơn mà không gây ra những tác động tiêu cực lớn”.
Với bối cảnh hiện tại, sau khi tham khảo các nguồn tin và phân tích thị trường, Em xin đưa ra góc nhìn cá nhân để NĐT cân nhắc trong chiến lược sắp tới.
Phân tích FED những lần hạ lãi suất
Theo thống kê trong 50 năm qua (Hình ảnh trên), nền kinh tế Mỹ đã trải qua 8 chu kỳ thay đổi lãi suất do chính sách của Fed. Trong số đó, có 6 lần kinh tế Mỹ “Hạ cánh cứng” (Mũi tên màu cam) và 2 lần “Hạ cánh mềm” (Mũi tên màu xanh)
Ngoài chỉ báo Fed hạ lãi suất ra, chúng ta sẽ kết hợp nghiên cứu thêm 2 chỉ báo rất quan trọng để dự báo sự Suy thoái kinh tế nữa là: (1) Tỷ lệ thất nghiệp và (2) Tăng trưởng GPD.
Dựa trên số liệu thống kê, có thể dễ dàng nhận thấy rằng mỗi khi nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng “Hạ cánh cứng”, thường đi kèm với các yếu tố: (1) Tỷ lệ thất nghiệp Tăng, (2) Tăng trưởng GPD suy Giảm và (3) đặc biệt quan trọng, là phải CÓ sự kiện hoặc cú sốc lớn tác động trực tiếp tới nền kinh tế.
Thực tế, những “Sự kiện, cú sốc” này thường là những biến cố kiểu “Thiên Nga Đen” , tức là những sự kiện bất ngờ, không thể dự đoán trước và gây ra ảnh hưởng đáng kể.
Kết luận
Hiện tại, “Tỷ lệ thất nghiệp” ở Mỹ chỉ đang tăng nhẹ, trong khi “tốc độ tăng trưởng GDP” vẫn duy trì ổn định và tiếp tục tăng trưởng đều đặn sau giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19.
Việc Fed hạ lãi suất được xem như một liều thuốc kích thích mạnh mẽ cho nền kinh tế. Việc hạ lãi suất để khuyến khích đầu tư, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với chi phí thấp hơn, từ đó tăng cường hoạt động sản xuất và mở rộng quy mô. Điều này không chỉ tạo thêm việc làm, mà còn góp phần cải thiện niềm tin của nhà đầu tư và tiêu dùng. Giúp nền kinh tế đẩy nhanh quá trình phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Do đó, Em dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ chỉ “Hạ cánh mềm” và sẽ chuyển biến tích cực hơn trong giao đoạn cuối năm 2024.
==========================================
Cám ơn mọi người đã dành thời gian để đọc hết bài viết của Em.
Trân trọng!!
==============================================
Bài viết tham khảo nguồn: Wichart và Youtube: Tài chính & kinh doanh
==============================================
Do Hoang Quan (Mr.)
Manager
SSI – Nguyen Huu Canh
SSI – Securities Services – Retail Brokerage
Shop House 06 – 07, Park 2, Vinhomes Central Park, 208 Nguyen Huu Canh Str, Ward 22, Binh Thanh Dist, HCMC, Vietnam
M: 090 131 2279 | T: 028 38245079 Ext 261 | E: quandh1@ssi.com.vn | W: www.ssi.com.vn